Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75192

BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Ngày 27/12/2023 17:00:00

chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Với ý nghĩa đó, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương, chính sách và đội ngũ cán bộ, giáo viên, người học... Trong đó trước hết, đòi hỏi hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý. Đi kèm thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng số để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục và quản lý của các cấp diễn ra trên đó. Nếu như ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục chủ yếu đề cập đến những chương trình, phần mềm riêng lẻ, tách biệt, chuyển đổi số yêu cầu tất cả những thứ riêng lẻ này phải tương thích và kết nối với nhau, tích hợp và có thể tiếp cận được trên cùng một nền tảng. Nền tảng này cho phép các hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử, quản lý người học và việc giảng dạy, cũng như toàn bộ việc tương tác giữa người học với giáo viên và nhà trường cùng diễn ra. Và đương nhiên đường truyền internet ổn định là yếu tố cần phải có để quá trình chuyển đổi số mang lại hiệu quả. Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám là đơn vị được lựa chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh, việc chuyển đổi số đã góp phần làm thay đổi toàn diện công tác điều hành, quản lý dạy - học và tư duy của giáo viên, học sinh, phụ huynh. Để thực hiện mô hình “trường học thông minh”, nhà trường đã được đầu tư 1 phòng học thông minh cấp độ 1 và 6 phòng cấp độ 2, trong đó phòng cấp độ 1 được trang bị máy chủ dành cho giáo viên, 1 bảng tương tác và 35 máy tính dành cho học sinh (HS); 6 phòng cấp độ 2, gồm có 6 bảng tương tác để kết nối với máy tính của giáo viên...; tất cả HS, giáo viên đều có một mã định danh riêng trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường, khi cần có thể truy xuất bất cứ lúc nào. Đối với hoạt động giảng dạy, ngoài 2 phòng học thông minh, tất cả các phòng học của nhà trường đều được trang bị máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử, hệ thống wifi phủ toàn trường tạo thuận tiện cho việc kết nối hoặc tìm kiếm thông tin. Đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường, được sự quan tâm đầu tư đồng bộ, hoạt động của phòng học thông minh mang lại kết quả và chất lượng giáo dục rất cao, giúp cho giờ học sinh động, tạo được sự thích thú, hứng khởi học tập của HS, giúp cho các hình thức tổ chức dạy học trở nên gọn nhẹ, đơn giản, không cồng kềnh, gắn kết, gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và HS... Qua thống kê, hiện nay các cơ sở giáo dục trong tỉnh đều được kết nối internet cáp quang phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng đã được sử dụng để dạy học và hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà trường. Phần lớn các cơ sở giáo dục đều có từ 2 đường truyền internet trở lên; các trường đều có wifi phục vụ kết nối. Số lượng phòng máy tính dùng dạy môn Tin học đáp ứng 51,6% nhu cầu; các cấp học có dạy Tin học theo chương trình phổ thông 2018 đáp ứng 63,1% nhu cầu. 100% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu giáo dục của Bộ GD&ĐT; 96,4% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý nhà trường Vnedu hoặc Smas... Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong toàn ngành, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng hạ tầng CNTT trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng CNTT, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số tại các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục; đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học. Đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông; 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Đăng lúc: 27/12/2023 17:00:00 (GMT+7)

chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Với ý nghĩa đó, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương, chính sách và đội ngũ cán bộ, giáo viên, người học... Trong đó trước hết, đòi hỏi hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý. Đi kèm thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng số để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục và quản lý của các cấp diễn ra trên đó. Nếu như ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục chủ yếu đề cập đến những chương trình, phần mềm riêng lẻ, tách biệt, chuyển đổi số yêu cầu tất cả những thứ riêng lẻ này phải tương thích và kết nối với nhau, tích hợp và có thể tiếp cận được trên cùng một nền tảng. Nền tảng này cho phép các hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử, quản lý người học và việc giảng dạy, cũng như toàn bộ việc tương tác giữa người học với giáo viên và nhà trường cùng diễn ra. Và đương nhiên đường truyền internet ổn định là yếu tố cần phải có để quá trình chuyển đổi số mang lại hiệu quả. Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám là đơn vị được lựa chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh, việc chuyển đổi số đã góp phần làm thay đổi toàn diện công tác điều hành, quản lý dạy - học và tư duy của giáo viên, học sinh, phụ huynh. Để thực hiện mô hình “trường học thông minh”, nhà trường đã được đầu tư 1 phòng học thông minh cấp độ 1 và 6 phòng cấp độ 2, trong đó phòng cấp độ 1 được trang bị máy chủ dành cho giáo viên, 1 bảng tương tác và 35 máy tính dành cho học sinh (HS); 6 phòng cấp độ 2, gồm có 6 bảng tương tác để kết nối với máy tính của giáo viên...; tất cả HS, giáo viên đều có một mã định danh riêng trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường, khi cần có thể truy xuất bất cứ lúc nào. Đối với hoạt động giảng dạy, ngoài 2 phòng học thông minh, tất cả các phòng học của nhà trường đều được trang bị máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử, hệ thống wifi phủ toàn trường tạo thuận tiện cho việc kết nối hoặc tìm kiếm thông tin. Đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường, được sự quan tâm đầu tư đồng bộ, hoạt động của phòng học thông minh mang lại kết quả và chất lượng giáo dục rất cao, giúp cho giờ học sinh động, tạo được sự thích thú, hứng khởi học tập của HS, giúp cho các hình thức tổ chức dạy học trở nên gọn nhẹ, đơn giản, không cồng kềnh, gắn kết, gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và HS... Qua thống kê, hiện nay các cơ sở giáo dục trong tỉnh đều được kết nối internet cáp quang phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng đã được sử dụng để dạy học và hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà trường. Phần lớn các cơ sở giáo dục đều có từ 2 đường truyền internet trở lên; các trường đều có wifi phục vụ kết nối. Số lượng phòng máy tính dùng dạy môn Tin học đáp ứng 51,6% nhu cầu; các cấp học có dạy Tin học theo chương trình phổ thông 2018 đáp ứng 63,1% nhu cầu. 100% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu giáo dục của Bộ GD&ĐT; 96,4% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý nhà trường Vnedu hoặc Smas... Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong toàn ngành, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng hạ tầng CNTT trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng CNTT, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số tại các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục; đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học. Đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông; 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

Kết quả giải quyết TTHC