Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
75192

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 10/01/2025 08:00:00

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thứ sáu, 10/01/2025

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.

Để có những ngày Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm và bảo đảm an toàn thực phẩm thì bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc tăng cường công tác truyền thông, đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn và tiêu huỷ các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm.

1. Lựa chọn thực phẩm

- Đối với thực phẩm bao gói sẵn như bánh, mứt kẹo,... người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực phẩm được sản xuất tại địa phương, các món ăn truyền thống được sản xuất từ các cơ sở lâu năm, có uy tín. Bao bì nguyên vẹn và có tem nhãn về thông tin sản phẩm rõ ràng.

- Đối với các loại rau, củ, quả thì chọn sản phẩm theo mùa, theo phương châm “mùa nào thức ấy”. Nên mua ít sản phẩm rau, củ vì các chợ chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết, còn mùng 2 đã có rau, củ tươi được bán.

- Đối với nhóm thịt và sản phẩm từ thịt: Nhu cầu thịt lợn tăng cao trong dịp sát Tết nên nhiều tiểu thương đã lợi dụng việc nay mà bày bán các sản phẩm thịt đông lạnh, thịt không rõ nguồn gốc. Nhất là các loại thịt được sử dụng để làm món giò nạc, giò xào như: tai lợn, mỡ gáy, thịt mông. Thịt lợn ngon có màu sắc đỏ tươi, bề mặt có độ đàn hồi và không có mùi lạ.

2. Bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm sau khi mua về nên sơ chế, nhặt rửa và bọc kỹ, sau đó chia nhóm để bảo quản. Lưu ý phải để riêng đối với thực phẩm sống và thức ăn chín để tránh ô nhiễm chéo. Thực phẩm đông lạnh, sau khi rã đông cần chế biến luôn, không cấp đông lại.

- Một lưu ý nữa liên quan đến việc sử dụng nhiệt độ để bảo quản, do có lượng thực phẩm lớn được lưu trữ trong tủ lạnh những ngày Tết, vì vậy người tiêu dùng nên hạ thấp nhiệt độ của ngăn mát để việc bảo quản được hiệu quả hơn.

3. Chế biến và tiêu dùng thực phẩm

- Việc đầu tiên để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với mỗi gia đình là thực hành vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm. Sử dụng dao, thớt riêng trong việc chia cắt thực phẩm sống và thức ăn chín. Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn ngay sau khi nấu và đun kỹ lại thức ăn từ bữa trước. Riêng đối với món chế biến từ măng thì người tiêu dùng nên mở vung khi chế biến để độc tố trong măng bay hơi.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn đã bị mốc, có mùi chua, vị lạ, thực phẩm bị thay đổi kết cấu ban đầu vì đây là dấu hiệu của thực phẩm hỏng, ôi thiu.

- Trong tiêu dùng thực phẩm ngày Tết để phòng ngừa ngộ độc và các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá, người tiêu dùng nên cân bằng các nhóm dưỡng chất chính như: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Trong đó nên tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây ít ngọt, trái cây có múi, hạn chế các sản phẩm bánh, mứt, kẹo và thức ăn nhiều dầu mỡ. Đối với đồ uống, sử dụng ít đồ uống có ga, có đường vì nguy cơ tăng cân, béo phì và đặc biệt cần hạn chế sử dụng rượu, bia, vừa bảo đảm sức khoẻ, an toàn lại không lãng phí.

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Đăng lúc: 10/01/2025 08:00:00 (GMT+7)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thứ sáu, 10/01/2025

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.

Để có những ngày Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm và bảo đảm an toàn thực phẩm thì bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc tăng cường công tác truyền thông, đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn và tiêu huỷ các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm.

1. Lựa chọn thực phẩm

- Đối với thực phẩm bao gói sẵn như bánh, mứt kẹo,... người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực phẩm được sản xuất tại địa phương, các món ăn truyền thống được sản xuất từ các cơ sở lâu năm, có uy tín. Bao bì nguyên vẹn và có tem nhãn về thông tin sản phẩm rõ ràng.

- Đối với các loại rau, củ, quả thì chọn sản phẩm theo mùa, theo phương châm “mùa nào thức ấy”. Nên mua ít sản phẩm rau, củ vì các chợ chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết, còn mùng 2 đã có rau, củ tươi được bán.

- Đối với nhóm thịt và sản phẩm từ thịt: Nhu cầu thịt lợn tăng cao trong dịp sát Tết nên nhiều tiểu thương đã lợi dụng việc nay mà bày bán các sản phẩm thịt đông lạnh, thịt không rõ nguồn gốc. Nhất là các loại thịt được sử dụng để làm món giò nạc, giò xào như: tai lợn, mỡ gáy, thịt mông. Thịt lợn ngon có màu sắc đỏ tươi, bề mặt có độ đàn hồi và không có mùi lạ.

2. Bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm sau khi mua về nên sơ chế, nhặt rửa và bọc kỹ, sau đó chia nhóm để bảo quản. Lưu ý phải để riêng đối với thực phẩm sống và thức ăn chín để tránh ô nhiễm chéo. Thực phẩm đông lạnh, sau khi rã đông cần chế biến luôn, không cấp đông lại.

- Một lưu ý nữa liên quan đến việc sử dụng nhiệt độ để bảo quản, do có lượng thực phẩm lớn được lưu trữ trong tủ lạnh những ngày Tết, vì vậy người tiêu dùng nên hạ thấp nhiệt độ của ngăn mát để việc bảo quản được hiệu quả hơn.

3. Chế biến và tiêu dùng thực phẩm

- Việc đầu tiên để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với mỗi gia đình là thực hành vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm. Sử dụng dao, thớt riêng trong việc chia cắt thực phẩm sống và thức ăn chín. Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn ngay sau khi nấu và đun kỹ lại thức ăn từ bữa trước. Riêng đối với món chế biến từ măng thì người tiêu dùng nên mở vung khi chế biến để độc tố trong măng bay hơi.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn đã bị mốc, có mùi chua, vị lạ, thực phẩm bị thay đổi kết cấu ban đầu vì đây là dấu hiệu của thực phẩm hỏng, ôi thiu.

- Trong tiêu dùng thực phẩm ngày Tết để phòng ngừa ngộ độc và các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá, người tiêu dùng nên cân bằng các nhóm dưỡng chất chính như: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Trong đó nên tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây ít ngọt, trái cây có múi, hạn chế các sản phẩm bánh, mứt, kẹo và thức ăn nhiều dầu mỡ. Đối với đồ uống, sử dụng ít đồ uống có ga, có đường vì nguy cơ tăng cân, béo phì và đặc biệt cần hạn chế sử dụng rượu, bia, vừa bảo đảm sức khoẻ, an toàn lại không lãng phí.

Kết quả giải quyết TTHC