TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTPNgày 26/08/2024 10:40:08 Trong thời gian qua công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn đã được câp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cơ bản được kiểm soát, chất lượng thực phẩm cơ bản được đảm bảo; phường đang tập trung rà soát từng tiêu chí đáp ứng để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm trên địa bànTĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Trong thời gian qua công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn đã được câp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cơ bản được kiểm soát, chất lượng thực phẩm cơ bản được đảm bảo; phường đang tập trung rà soát từng tiêu chí đáp ứng để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền, tập huấn về ATTP còn hạn chế, việc xử lý vi phạm ATTP còn lúng túng; tình trạng ô nhiễm thực phẩm ở một số đơn vị còn xảy ra; nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh hàng tạp hóa bánh kẹo, quán ăn, quán giải khát ở các tổ dân phố chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định nhưng vẫn kinh doanh, hoạt động... Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP trên địa bàn phường, đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Chủ tịch UBND phường yêu cầu BCĐ, MTTQ, các ban ngành đoàn thể, ban quản lý chợ, tổ giám sát thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống như: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; bán hàng tươi sống, sản xuất nem, giò, chả; kinh doanh hàng tạp hóa bánh kẹo; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, rượu, bia, quán cà phê giải khát, bếp ăn tập thể...Đẩy mạnh các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận nguồn gốc xuất xứ, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP đặc biệt là việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi ký cam kết đảm bảo ATTP. Tổ chức rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh rượu, bia, nước giải khát để chỉ đạo sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP, cơ sở nào không đủ điều kiện yêu cầu dừng sản xuât, chế biến, kinh doanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kiện toàn BCĐ vệ sinh ATTP; Tổ giám sát tại các TDP; Tổ giám sát tại Chợ để thực hiện việc giám sát vệ sinh ATTP. BCĐ; Tổ giám sát; Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường để tồn tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không đủ điều kiện ATTP. 2. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường và của thành phố về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, hàng năm tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức ATTP và hướng dẫn các hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nắm vững các quy định của nhà nước trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tuyên truyền các tập thể, cá nhân làm tốt công tác vệ sinh ATTP; phê phán các cơ sở, cá nhân vi phạm, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, nói không với thực phẩm bẩn. 3. Yêu cầu các bộ phận chuyên môn có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai công tác vệ sinh ATTP được giao quản lý và phối hợp với các Tổ giám sát tham mưu cho UBND phường chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, rượu, bia, nước giải khát
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chỉ đạo, giám sát công tác đảm bảo ATTP tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Triển khai và xây dựng, nhân rộng các mô hình chi hội tự quản về ATTP, tổ giám sát, ban điều hành chợ ATTP, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì. Thực hiện tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh để chính quyền các cấp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP.
Đăng lúc: 26/08/2024 10:40:08 (GMT+7) Trong thời gian qua công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn đã được câp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cơ bản được kiểm soát, chất lượng thực phẩm cơ bản được đảm bảo; phường đang tập trung rà soát từng tiêu chí đáp ứng để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm trên địa bàn
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Trong thời gian qua công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn đã được câp ủy Đảng, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cơ bản được kiểm soát, chất lượng thực phẩm cơ bản được đảm bảo; phường đang tập trung rà soát từng tiêu chí đáp ứng để đảm bảo duy trì an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền, tập huấn về ATTP còn hạn chế, việc xử lý vi phạm ATTP còn lúng túng; tình trạng ô nhiễm thực phẩm ở một số đơn vị còn xảy ra; nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh hàng tạp hóa bánh kẹo, quán ăn, quán giải khát ở các tổ dân phố chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định nhưng vẫn kinh doanh, hoạt động... Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP trên địa bàn phường, đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Chủ tịch UBND phường yêu cầu BCĐ, MTTQ, các ban ngành đoàn thể, ban quản lý chợ, tổ giám sát thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuât, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống như: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; bán hàng tươi sống, sản xuất nem, giò, chả; kinh doanh hàng tạp hóa bánh kẹo; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, rượu, bia, quán cà phê giải khát, bếp ăn tập thể...Đẩy mạnh các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận nguồn gốc xuất xứ, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP đặc biệt là việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi ký cam kết đảm bảo ATTP. Tổ chức rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh rượu, bia, nước giải khát để chỉ đạo sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP, cơ sở nào không đủ điều kiện yêu cầu dừng sản xuât, chế biến, kinh doanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kiện toàn BCĐ vệ sinh ATTP; Tổ giám sát tại các TDP; Tổ giám sát tại Chợ để thực hiện việc giám sát vệ sinh ATTP. BCĐ; Tổ giám sát; Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường để tồn tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không đủ điều kiện ATTP. 2. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường và của thành phố về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, hàng năm tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức ATTP và hướng dẫn các hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nắm vững các quy định của nhà nước trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tuyên truyền các tập thể, cá nhân làm tốt công tác vệ sinh ATTP; phê phán các cơ sở, cá nhân vi phạm, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, nói không với thực phẩm bẩn. 3. Yêu cầu các bộ phận chuyên môn có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai công tác vệ sinh ATTP được giao quản lý và phối hợp với các Tổ giám sát tham mưu cho UBND phường chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP theo Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, rượu, bia, nước giải khát
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chỉ đạo, giám sát công tác đảm bảo ATTP tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Triển khai và xây dựng, nhân rộng các mô hình chi hội tự quản về ATTP, tổ giám sát, ban điều hành chợ ATTP, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì. Thực hiện tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh để chính quyền các cấp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP.
|